Tháo dỡ nhà cũ có cần phải xin phép không?
Trước khi xây dựng nhà mới thì có một công đoạn quan trọng mà các chủ đầu tư cần thực hiện, đó chính là tháo dỡ nhà cũ. Vậy việc tháo dỡ nhà cũ có cần phải xin phép không? Nếu bạn đang thắc mắc về vấn đề này thì hãy cùng Anh Kiệt Phát theo dõi bài viết dưới đây để tìm ra câu trả lời nhé!
Tháo dỡ, phá dỡ nhà là gì?
Phá dỡ nhà được hiểu đơn giản là việc thi công phá dỡ một phần hoặc toàn bộ ngôi nhà cũ đã xuống cấp hoặc mục đích sử dụng không còn phù hợp nhằm giải phóng mặt bằng cho việc xây dựng nhà mới.
Tháo dỡ nhà cũ có cần phải xin phép không?
Theo quy định của Pháp luật hiện hành đối với lĩnh vực xây dựng nhà ở dân dụng, trước khi thực hiện phá dỡ nhà cũ để xây dựng nhà mới cần phải có giấy xin cấp phép. Cơ quan có thẩm quyền sẽ không cấp giấy phép thi công phá dỡ riêng lẻ mà nội dung cấp phép tháo dỡ sẽ được nếu kèm trong giấy phép xây dựng công trình mới.
Vậy nên, chủ đầu tư cần phải xin cấp giấy phép xây dựng công trình mới trước khi tháo dỡ nhà nhà cũ.
Tại sao trước khi phá dỡ nhà cũ phải có giấy xin cấp phép xây dựng?
Pháp luật có quy định về việc phá dỡ, tháo dỡ công trình cũ cần phải đảm bảo không gây ảnh hưởng đến môi trường bên trong và xung quanh của công trình. Phế liệu phải được đổ và xử lý đúng nơi quy định, tránh đổ ngoài lề đường gây cản trở giao thông và làm ô nhiễm môi trường. Trong giấy phép xây dựng sẽ sẽ có bản cam kết về những nội dung trên.
Ngoài ra, trong phần cấp phép tháo dỡ, trong quá trình thi công, chủ nhà phải gia cố chống nghiêng và chống văng cho các công trình liền kề trong trường hợp cần thiết. Với các công trình nhà cũ từ 2 tầng trở lên, đơn vị tháo dỡ phải có bản vẽ chi tiết về biện pháp thi công và bản thuyết trình nộp lên cơ quan có thẩm quyền, nơi quản lý khu vực có công trình. Điều này sẽ giúp việc thực hiện tháo dỡ nhà cũ đảm bảo an toàn và hạn chế các xung đột có thể xảy ra.
Thủ tục xin phá dỡ công trình nhà cũ như thế nào?
Sau khi đã hiểu rõ tháo dỡ nhà có cần xin phép? Bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ bộ hồ sơ xin cấp phép và thực hiện các bước theo quy trình.
Hồ sơ xin cấp phép gồm có những gì?
Chủ đầu từ cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
-
Tờ trình xin phê duyệt phương án tháo dỡ, phá dỡ công trình, nhà ở. Nội dung của tờ trình phải được trình bày đầy đủ, rõ ràng thông tin về: căn cứ pháp lý, quy mô, địa điểm và tên chủ đầu tư của công trình xin phép được phá dỡ.
-
Quyết định phá dỡ công trình của chủ đầu tư.
-
Các chứng chỉ hành nghề của người chủ trì phương án phá dỡ.
-
Phương án và biện pháp thi công phá dỡ công trình.
-
Dự toán phá dỡ của công trình.
Quy trình xin cấp phép
Thủ tục xin phá dỡ công trình nhà cũ tương đối đơn giản với các bước sau:
-
Bước 1: Chuẩn bị 02 bộ hồ sơ gồm các loại giấy tờ theo quy định.
-
Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng. Nếu hồ sơ hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ viết biên lai hẹn thời gian đến nhận kết quả.
-
Bước 3: Giám định xây dựng đến công trình để khảo sát thực tế, tham mưu cho cấp trên.
-
Bước 4: Chủ đầu tư đến bộ phận tiếp nhận của cơ quan có thẩm quyền cấp phép để nhận kết quả và nộp lệ phí.
Chia sẻ kinh nghiệm khi phá dỡ, tháo dỡ nhà cũ
Để quá trình tháo dỡ và phá dỡ nhà cũ diễn ra suôn sẻ, đúng quy định pháp luật và tiết kiệm chi phí, các chủ đầu tư cần lưu ý:
Chuẩn bị hồ sơ, làm thủ tục xin cấp phép xây dựng
Như chúng tôi đã chia sẻ trên, trước khi tháo dỡ, phá dỡ nhà cũ cần phải xin phép. Vậy nên bạn hãy hãy chuẩn bị hồ sơ và thực hiện thủ tục này trước một thời gian nhất định để đảm bảo xin được giấy trước khi thi công tháo dỡ, phá dỡ. Trong trường hợp bản gặp khó khăn với vấn đề này, chúng tôi khuyên rằng bạn nên tìm đến những đơn vị có chuyên môn để được tư vấn và hỗ trợ thêm.
Xem phong thủy ngày tháo dỡ, phá dỡ
Tháo dỡ, phá dỡ nhà cũ là một phần của thi công, là khởi công của ngôi nhà mới. Cùng với đó, theo quan niệm phong thủy của các nước Á Đông, xây nhà là một trong ba chuyện quan trọng nhất của đời người nên cần phải xem ngày thật chu đáo trước khi thực hiện. Khi chọn được ngày lành, gia chủ sẽ nên chuẩn bị mâm lễ cúng để xin phép thổ địa và các quan thần linh được phép xây dựng, mọi việc thuận lợi, suôn sẻ.